Giúp trừ tà, loại bỏ sát khí
Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của hình tượng sư tử trong phong thủy chính là khả năng trừ tà của chúng. Nhiều người tin rằng, môi trường sống xung quanh con người chúng ta có nhiều tà khí, sát khí. Đặc biệt là nếu nơi ở của con người tại các khu vực hẻo lánh hay gần nghĩa trang, cũng như tại các khu vực đồi núi, vách đá lởm chớm…Đồng thời, các ngôi nhà tại ngay vị trí giao lộ hay trước cửa nhà có cột đèn, cây to cũng là các nơi có nhiều khí xấu.
Những tà khí, sát khí này có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cũng như sức khỏe của con người. Khi điều kiện phù hợp, tà khí này sẽ hoành hành, tác quý khiến cho gia chủ khó lòng sống yên ổn và hạnh phúc.
Chình vì vậy, một sư tử đá dũng mãnh chính là có khả năng này. Theo phong thủy, tượng sư tử sẽ giúp gia chủ khắc chế tà khí. Do đó, rất nhiều gia đình cũng như các cơ quan lớn đều đặt một đôi tượng sư tử trước cửa, cổng. Không chỉ tạo nên sự uy nghi của căn nhà mà tượng sư tử cũng giúp gia chủ có thể ngăn chặn những nguồn khí chẳng lành.
Trưng bày tượng sư tử trong phong thủy theo đôi
Thông thường, tượng sư tử nên được trưng bày theo đôi, một đực, một cái. Trong trường hợp một tượng sư tử bị vỡ, gia chủ cần thay một đôi tượng sư tử hoàn toàn mới thay vì tận dụng tượng sư tử cũ.
Hướng đầu sư tử ra ngoài cửa
Bên cạnh đó, nhằm giúp gia chủ ngăn ngừa tà khí, thông thường khi bài trí sư tử, gia chủ cần hướng đầu tượng ra ngoài cửa. Việc đặt sư tử quay hướng vào trong nhà là đặc biệt cấm ky. Bên cạnh đó, đầu sư tử cũng không nên sắp xếp quay vào hướng cửa phòng chính cũng như bất cứ cửa phòng nào khác.
Nếu gia chủ không đặt tượng sư tử ngoài cửa mà đặt trong nhà, tốt nhất, tượng sư tử nên đặt tại vị trí đối diện với cửa lớn và hướng quay ra ngoài. Nếu sư tử được chế tác từ đá được đặt tại mép ngoài của cửa sổ, gia chủ cần tránh để chúng bị xê dịch và ngăn chặn việc bị rơi. Việc này có thể được thực hiện bằng việc sử dụng keo dính hay xi măng để gắn chặt chúng vào mét cửa.